
Các loại sỏi thận thường gặp
1. Đối tượng dễ mắc sỏi thận nhất
Mắc sỏi thận là điều mà không ai mong muốn cả. Bởi bị bệnh nào là khổ bệnh đó. Vậy ai dễ mắc bệnh nhất
– Người uống ít nước 1 ngày
Ai uống ít nước, nhịn tiểu, mất nước nhiều qua đường mồ hôi thì rất dễ bị sỏi thận. Thường thì lượng nước tiểu 24 giờ ở người lớn khoảng >1.5 lít. Vì vậy, khi lượng nước nạp vào cơ thể không đủ sẽ khiến lượng nước tiểu giảm, chất đọng lại tăng.
– Làm việc trong môi trường nắng nóng
Làm trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận rất lớn. Nguyên nhân là do nhiều mồ hôi tiết ra làm giảm lượng nước tiểu bài tiết qua thận
– Thói quen ăn uống
Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều thịt, nhiều muối, chất đạm…. Sẽ là những nguyên nhân chính gây ra bệnh.
Các thực phẩm này làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất canxi, cysteine. Từ đó gây ra sỏi
– Mắc bệnh chuyển hóa
Bị rối loạn chuyển hóa uric có nguy cơ bị sỏi thận gấp đôi người thường. Đây là nguyên nhân chính làm răng urat trong máu, tăng nguy cơ tạo sỏi
– Người thường xuyên bổ sung canxi
Bổ sung canxi cho cơ thể rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách sẽ có nguy cơ bị sỏi rất cao. Do đó, hãy sử dụng theo đúng chỉ định của bác sỹ để tránh chữa xong bệnh này lại bị bệnh kia
– Người có tiền sử sỏi thận
Sỏi thận là 1 trong những bệnh khó có thể điều trị dứt điểm. Khoảng hơn 20% số người đã từng bị sẽ tái phát trở lại

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao
2. Triệu chứng để bạn nhận biết có bị mắc sỏi thận không
Khoảng một phần ba dân số bị sỏi thận. Nhưng chỉ một nửa trong số này có triệu chứng. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng, những viên sỏi có thể gây ra nhiều vấn đề. Chẳng hạn như nhiễm trùng và nghẽn dòng chảy nước tiểu.
Khi những viên sỏi bị mắc kẹt trong niệu quản, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:
– Đau lưng, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục;
– Tiểu máu;
– Buồn nôn và nôn mửa;
– Ớn lạnh;
– Sốt;
– Cơn đau quặn thận thường xuyên;
– Đi tiểu gấp;
– Đổ mồ hôi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng trên. Đặc biệt bạn phải tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay nếu có các triệu chứng như:
– Cơn đau nghiêm trọng tới mức bạn không thể ngồi im;
– Cơn đau đi kèm buồn nôn và nôn mửa;
– Cơn đau đi kèm sốt và ớn lạnh;
– Nước tiểu có máu;
– Khó tiểu.

Ngồi văn phòng nhiều cũng có nguy cơ mắc bệnh cao
3. Làm sao giảm tiến triển của sỏi thận
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế được tiến triển của sỏi thận bao gồm:
– Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, dùng thuốc tây chỉ giúp bạn giảm đau chứ không giúp bạn tan sỏi
– Thay đổi chế độ ăn uống, uống nhiều nước
– Sử dụng thảo dược gia truyền (thuốc Nam) được chế biến từ các loại cây thảo dược thiên nhiên
Mắc sỏi thận khá phổ biến. Tuy nhiên, việc bạn có biện pháp phòng tránh hợp lý sẽ rất cần thiết. Vì vậy hãy bỏ ngay thói quen xấu hàng ngày nếu không muốn bệnh nặng hơn